Lịch Sử Vovinam-Việt Võ Đạo

vovinam ecusson mondial

 

MỘT MÔN VÕ THUẬT THIÊN NIÊN KỶ

Việt Võ Đạo, võ thuật cổ truyền Việt Nam là tác phẩm của cả một dân tộc kiên cường qua suốt chiều dài lịch sử của một cuộc tranh đấu để xác định và giữ gìn bản sắc của mình.

Từ khi thành lập bởi vua Hùng Vương, năm 2879 trước công nguyên, Việt Võ Đạo trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài và trưởng thành khổ ải để trở thành một môn Võ kết hợp truyền thống và hiện đại.

ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

  • 2897 – 111 trước C.N (công nguyên) : hình thành kỹ thuật cơ bản.
  • 2879 trước C.N : thành lập chính thức Việt Võ Đạo bởi Vua Hùng Vương. Việt Võ Đạo đã phát triển cùng dân tộc Việt qua suốt các trận chiến đấu giữ gìn bờ cõi. Trước sức mạnh của phương Bắc (Trung quốc) và bất chấp những cuộc xâm lược và chiếm đóng ngoại xâm,  Việt Nam đã duy trì được bản sắc của mình bằng cách sử dụng Võ trong các trận du kích. Trong nhiều thế kỷ, dân tộc Việt đã luôn phải đối mặt với những cuộc chiến chống lại người hàng xóm bành trướng. Nhờ đó, họ đã biết cách thích nghi với tất cả các tình huống chiến đấu giáp lá cà. Chiến đấu chống lại một kẻ thù chiếm đóng ngay trên lãnh thổ của mình, quân du kích phải thể hiện sự mau lẹ, hiệu quả và bí mật bằng cách lợi dụng thiên nhiên để tấn công và gây sự bất ngờ. Lịch sử của các cuộc chiến tranh với Trung Quốc đóng một vai trò quyết định vì nó đã đánh dấu và làm phong phú Việt Võ Đạo, đặc biệt là tích hợp dần dần các loại vũ khí (ban đầu là các loại dao, kiếm, côn gậy, tiếp đó là các loại vũ khí cao cấp hơn như Đại đao), và các kỹ thuật như đòn chân kẹp cổ (mà ngày nay Vovinam-Việt Võ Đạo được kế thừa trực tiếp từ di sản chiến đấu này).
  • 111 trước C.N – 936 : Phát triển các lý thuyết đặc trưng của Việt Võ Đạo với một ảnh hưởng mang đậm tính nghệ thuật quân sự.
  • 936 – 1527 : đỉnh cao của võ thuật Việt Nam, sự tinh tế kỹ thuật, đặt nền tảng triết học.  
  • 1527 – 1802 : chia rẽ sự truyền bá và giảng dạy.
  • 1802 – 1938 : suy yếu về luyện tập.
  • Từ năm 1938 : canh tân của Việt Võ Đạo và sự phát triển trên phạm vi quốc tế của Vovinam duới sự lãnh đạo của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc, người đã hệ thống hoá di sản võ Việt vốn bị phân tán qua các thời đại.
  • 1964 cho đến nay : toàn cầu hoá Vovinam-Việt Võ Đạo - một sự phát triển rộng rãi và phổ quát.